• hotline Hotline: 0865.821.086
  • email Email: contact@ecs.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Nên mang gì khi đi du học Đức?

Các bạn tân du học sinh thường hoang mang không biết nên mang theo những gì khi mà cái gì cũng muốn mang nhưng số ký hành lý lại khá ít ỏi? Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc chuẩn bị hành trang khi đi du học Đức là chỉ mang những đồ không thể hoặc khó mua tại Đức, bên cạnh những vật dụng, giấy tờ hồ sơ bắt buộc phải có như giấy nhập học, hộ chiếu, laptop… Một số gợi ý sau sẽ giúp các bạn có hành trang vừa gọn nhẹ vừa hợp lý.

1.Tài chính

Mang theo một khoản tiền của đất nước bạn đến,nhiều hoặc ít tuỳ theo bạn đã trả tiền chỗ ở hay chưa.Bạn có thể dùng thẻ tín dụng (credit card) để trả tiền mua hàng hoá, đóng học phí, chi phí bảo hiểm, vé máy bay, khám chữa bệnh (trong các trường hợp không được bảo hiểm y tế trả thay), mua vé xem phim, thuê xe v.v…

Khi thiếu tiến mặt đột ngột, bạn có thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền tự động (ATM – Automatic Teller Machine) có khắp nơi. Hai loại phổ biến nhất là VISA và MASTER CARD hiện nay đã có mặt tại một số ngân hàng Việt Nam như ABBANK, ACB, VCB…Bạn có thể liên lạc tìm hiểu về các thể thức và điền kiện cấp thẻ. Chú ý là lãi suất thẻ tín dụng khá cao nên hãy sử dụng có kiểm soát. Tiền chia ra để ít nhất 3 nơi, để trong người một ít. Tốt nhất bạn nên để sẵn 1 khoản tiền mặt để chi cho những thứ vật dụng ban đầu: nồi niêu xoong chảo, quần áo, mền, gối… và thậm chí là tiền lẻ cho phương tiện đi lại như tàu điện ngầm, xe bus… vì những trường hợp này họ ít khi dùng thẻ tín dụng.

2. Vật dụng thiết yếu

Quần áo: gồm quần áo chống rét và quần áo mùa hè. Đối với quần áo mùa hè như áo thun, T-shirt, quần jean … bạn có thể mang 1 ít và mua thêm tại nước ngoài vì giá cả mặt hàng này khá rẻ, không quá khó tìm và hay có sale-off

Nhu yếu phẩm: như bàn chải, kem đánh răng, khăn, chăn, son giữ ẩm, kem chống nứt da, kim chỉ… cũng chỉ nên mang 1 ít. Sau một thời gian quen với cuộc sống bạn có thể dễ dàng mua sắm những mặt hàng này.

Giày dép: bạn nên mang khoảng 1 đôi giày xăng đan, thể thao, dép kẹp và tất đi kèm. Lựa chọn những đôi đi quen, không bị phồng chân thuận tiện cho việc đi bộ. Ngoài ra một đôi giày Tây hay cao gót cho những party của trường cũng cần thiết nếu bạn chưa quen với việc lựa chọn giày ở nước ngoài

Thuốc men: những ngày đầu mới đến do thay đổi môi trường và thời tiết, sức khỏe của bạn sẽ không ổn và rất dễ nhiễm bệnh. Mang theo một số loại thuốc cần thiết như đau bụng, giảm đau, vitamin, thuổc cảm, thuốc đau bao tử… Không riêng Đức mà nhiều nước ở Châu Âu, bạn chỉ được mua thuốc chữa bệnh khi có toa thuốc của bác sĩ và thường sẽ phải mất một ít thời gian để đặt lịch khám.

Đồ dùng điện tử: nồi cơm điện, máy CD, laptop, máy chụp hình, điện thoại di động (có lưu những số điện thoại quan trọng), kim từ điển, máy sấy tóc, bàn ủi, máy cạo râu…

Văn phòng phẩm, ba lô (mua loại dung tích 25 lít là vừa) Đồng hồ đeo tay, đồng hồ báo thức, sạc, ổ chuyển điện thế (tùy theo nước sở tại).

Thức ăn cho tuần đầu tiên: thời gian đầu khi bạn chưa quen với thức ăn bản địa, bạn nên mang theo đồ ăn từ Việt Nam sang. Dù các nước đều có siêu thị châu Á, nhưng đa số đều bán thực phẩm Trung Quốc, ít đồ Việt Nam. Gia vị Việt (bột nêm, gia vị…) vì thế lại càng hiếm, nếu có thì mùi vị cũng không đậm đà. Vì vậy, sẽ không thừa nếu bạn chuẩn bị cho mình khi khăn gói đến Đức. Nếu có người thân, bạn bè sang thăm, bạn cũng nên nhờ họ “tiếp tế” thêm gia vị cho mình nếu bạn “nhất định” phải ăn theo khẩu vị Việt Nam nhé.

3. Thông tin về vùng sẽ sinh sống:

Bạn nên chuẩn bị sẵn thông tin về vùng bạn định sống trong khoảng thời gian đi du học như: điều kiện khí hậu, phương tiện giao thông, mệnh giá tiền tệ, giá cả, ngân hàng, bảo hiểm sức khỏe, luật pháp và tình trạng xã hội tại đó (những điều nên làm cùng những điều tối kỵ nên tránh) và thuộc lòng những cụm từ giao tiếp thông thường. Việc này sẽ giúp bạn đỡ bị “sốc văn hóa” khi vừa mới sang, cũng như nhờ đó tránh được những điều cấm kị để không bị phạt.

Ví dụ : tại Singapore bạn yên tâm là nước máy sạch và đủ tiêu chuẩn để uống 100%. Tuy nhiên việc mua bán chewing-gum sẽ bị phạt hành chính Thông tin về trường sở tại: giờ giấc, khóa học, địa điểm trường (cách tại nơi bạn cư trú bao xa và có thể di chuyển bằng phương tiện gì), các CLB của trường…

4. Tâm lí, tư tưởng của bản thân:

Cần đảm bảo sức khỏe để có thể thích ứng với nước ngoài (chú ý với những bệnh lý nặng như tim, suyễn, dị ứng thời tiết,…). Đồng thời phải khám, điều trị mắt và răng thật kỹ trước khi lên đường, mang theo kính cận nếu bị bạn bị cận thị Đừng nghĩ rằng du học là hoàn toàn thuận lợi, sung sướng, và nước đến du học là thiên đường hay miền đất hứa. Cuộc sống và học tập ở đâu cũng có những khó khăn riêng.

Để tồn tại và thành công, bạn phải biết cách giải quyết các khó khăn đó về mọi vấn đề như: tiền bạc, shock văn hóa, cô đơn, học tập, tình cảm, việc làm… Bạn phải học cách tự giải quyết vấn đề của mình, nếu không hãy chia sẻ với bố mẹ, anh chị hoặc những du học sinh khác vì họ sẽ cho những lời khuyên, cách tháo gỡ các vấn đề hợp lý.

5. Giấy tờ cần thiết:

Bạn cần phải chú ý nhớ mang những giấy tờ tùy thân cần thiết như: hộ chiếu (passport), Visa du học và vé máy bay còn hạn trong đó có thị thực sinh viên. Thư nhận học, thư thông báo được cấp học bổng, biên lai đóng học phí. Thư của đại sứ quán. Bản gốc / bản sao có công chứng, các học bạ / bảng điểm, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, hình 4×6. Các giấy tờ xác minh nhân thân như bằng lái hoặc chứng minh thư (nên dịch ra một bản tiếng Anh. Sổ theo dõi sức khỏe, các chứng từ bệnh án (nếu có).

FACEBOOK

Chuyên mục

© 2023 Copyright Du Học Toàn Cầu. Thiết kế bởi ECS Media