• hotline Hotline: 0865.821.086
  • email Email: contact@ecs.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Hệ thống giáo dục Đức

Nền giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết và thực hành luôn được xem quan trọng như nhau. Với nguyên tắc cơ bản là khuyến khích tiềm lực từ người học, các trường Đại học ở Đức luôn hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác, tăng các chương trình học trao đổi, chương trình đào tạo Quốc tế nhằm tạo danh tiếng và nâng giá trị văn bằng tốt nghiệp. Nhờ đó các chương trình đào tạo ở Đức rất phong phú, đa dạng và rất cởi mở.

Phân loại các bậc học tại Đức

Sơ đồ hệ thống giáo dục Đức

Hệ mẫu giáo:

Các trường mẫu giáo tại Đức đều được vận hành bởi nhà thờ hoặc tổ chức phi lợi nhuận, chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ. Hệ thống này được chia nhỏ thành nhiều lớp:

  • Kinderkrippe: dành cho trẻ từ tám tuần đến 3 tuổi
  • Kita: dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi từ 7h sáng đến 5h chiều
  • Kindergarten: Dành cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi (nửa ngày hoặc cả ngày)
  • Hort hay Schulhort: cung cấp dịch vụ chăm sóc sau giờ học cho học sinh tiểu học

Hệ giáo dục tiểu học:

Từ 6 – 9 tuổi, học sinh vào học lớp 1 tới lớp 4. Nói chung giờ học bao gồm các môn Tiếng Đức, Toán, Tìm hiểu tự nhiên, Nghệ thuật, Âm nhạc và Thể thao. Giờ học ngoại ngữ được thực hiện ở tất cả các bang ở bậc tiểu học. Sau khi tốt nghiệp lớp 4, các em sẽ được chia ra theo khả năng học tập và mong muốn của gia đình, các em sẽ học tại 1 trong 4 loại trường khác nhau: Hauptschule, Realschule, Gymnasien hoặc Gesamtschulen.
Riêng tại Berlin và Brandenburg, bậc tiểu học kéo dài đến 6 năm. Hầu hết các trường có kỳ nhập học vào tháng 9 hàng năm.

Hệ giáo dục phổ thông:

Sau khi kết thúc chương trình tiểu học (bình thường là 10 tuổi và 12 tuổi tại Berlin và Brandenburg), học sinh sẽ chọn lựa một trong 5 loại giáo dục phổ thông sau:

– Hauptschule (dành cho lớp 5-9 hoặc 5-10): là lựa chọn kém phổ biến nhất tại Đức, phù hợp cho các học sinh có định hướng kinh doanh và tham gia vào các khu công nghiệp trong tương lai. Hauptschule cung cấp cho học sinh các khóa đào tạo nghề, phần lớn học sinh sẽ tham gia làm việc part-time ở vị trí học việc. Sau khi hoàn thành bài thi cuối khóa (cuối lớp 9 hoặc 10), phần lớn học sinh sẽ chuyển đến học tại Berufsschule- một loại trường dạy nghề trong 2 năm.

– Realschule (dành cho lớp 5-10): khoảng 40% học sinh lựa chọn hình thức này tại Đức mỗi năm. Loại hình này có tính chất tương tự bậc học tại Mỹ. Học sinh sẽ được giảng dạy những kiến thức học thuật căn bản.

– Mittelschule (lớp 5-10): loại hình này là kết hợp giữa học nghề và học lý thuyết (kết hợp giữa Hauptschule và Realschule)

– Gymnasium (dành cho lớp 5-12 hoặc 5-13): phù hợp với học sinh có mong muốn vào đại học. Hiện nay, chương trình học của Gymnasium rất nặng về lý thuyết (học 2 loại ngoại ngữ, với các kiến thức khó trong toán học và các môn khoa học)

– Gesamtschule (dành cho lớp 5-12 hoặc 5-13) trực thuộc bang, là sự kết hợp của ba loại hình trên.

Hệ giáo dục sau phổ thông:

– Berufsschule (trường dạy nghề- từ 2 đến 3 năm): không thuộc hê thống giáo dục công lập nhưng lại được đầu tư và bảo trợ bởi chính phủ liên bang. Berufsschule kết hợp giữa giáo dục lý thuyết và học nghề. Phần lớn học sinh sẽ có chứng chỉ sau khi hoàn thành Realschule và Mittelschule để được chấp nhận vào Beufsschul

– Trung học chuyên nghiệp (từ 15 hoặc 16-18 tuổi)

Học sinh sau khi đã được phân cấp ở phía dưới, dựa vào kết quả học tập, các bạn đi học sẽ tiếp tục chương trình của mình. Cụ thể:

  • Đi học đại học: tốt nghiệp các trường Gymnasien hoặc các bạn học trường cấp 3 tổng hợp (Gesamtschulen)
  • Đi học nghề: các bạn tốt nghiệp Realschule, cấp 3 tổng hợp hoặc các bạn Hauptschule có điểm giỏi
  • Vào làm việc tại nhà máy: học sinh có ít lựa chọn nhất. Thường bắt buộc phải làm nửa ngày ở nhà máy, nửa ngày đi học trên lớp cho tới khi đủ 18 tuổi

Đối với các bạn đang học nghề, muốn lên học Đại học, có thể đầu tư để học thêm và lấy bằng tú tài, sau đó sẽ có thể lên học Đại học như bình thường. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Đức sẽ chỉ dựa trên học bạ để xét vào trường đại học. Chính vì, vậy bạn phải có điểm cao thì mới được nhận vào các trường đại học tại Đức.

Đại học và sau Đại học:

– Giáo dục đại học (higher education): tính đến năm 2013, Đức có tổng cộng 427 cơ sở giáo dục bậc đại học. Trong đó có 6 cơ sở đào tạo sư phạm, 17 trường đạo, 52 cao đẳng nghệ thuật, 215 học viện kỹ thuật, và 20 viện đào tạo các bang. Chỉ có khoảng dưới 100 trường tư nhân tại Đức

– Hệ thống các trường đại học tổng hợp : các chương trình giảng dạy luôn phải được tuân thủ và định hướng theo nghiên cứu dựa trên nguyên tắc duy nhất: “Sự thống nhất trong nghiên cứu và giảng dạy”. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.

– Hệ thống các trường đại học khoa học ứng dụng: Chương trình đào tạo định hướng thực tiễn, chuyên sâu vào kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn. Các chương trình đào tạo luôn được tổ chức, sắp xếp chặt chẽ nên thời gian học tập được rút ngắn hơn (thông thường là 4 năm). Đặc biệt sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau khi tốt nghiệp vì phần lớn các doanh nghiệp Đức cũng như doanh nghiệp Việt Nam đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề và thực hành giỏi.

FACEBOOK

Chuyên mục

© 2023 Copyright Du Học Toàn Cầu. Thiết kế bởi ECS Media