APS: Những điều cần biết để đi du học Đức
Đức thu hút du học sinh với môi trường học tập hiện đại, hiệu quả, chi phí học tập được hỗ trợ nhiều, an ninh tốt, lối sống văn minh. Tuy nhiên để có thể bước vào cánh cửa du học Đức học sinh phải có chứng chỉ APS để đáp ứng các yêu cầu nhập học của các trường đại học Đức.
1. APS là gì?
APS là viết tắt của Akademische Prüfstelle. APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức Hà Nội. APS thẩm tra để xem Sinh viên có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để xin học Đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập.
Theo quy định của Đức, kể từ năm 2007, tất cả sinh viên muốn du học Đức phải nộp hồ sơ tại Bộ phận Kiểm tra học vấn (APS) thuộc Phòng Lãnh sự và thị thực Đại sứ quán Đức để thẩm tra. Điều kiện để được nhập học đại học (ĐH) tại Đức cũng khá phức tạp, trong đó có quy định đã học ít nhất một học kỳ tại một ĐH chính quy. Vì vậy, APS thẩm tra xem sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học ĐH tại Đức hay không, và các chứng chỉ học tập của sinh viên cũng phải qua thẩm tra.
Thời gian lần lượt là cuối tháng 02 hoặc cuối tháng 08 hàng năm để phỏng vấn APS lần lượt là tháng 05 hoặc tháng 11 hàng năm và ĐSQ Đức sẽ cấp Chứng chỉ APS
Sau khi thẩm tra, nếu Sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận. Chứng nhận này là một trong những điều kiện để xin học tại một trường đại học ở Đức. Các giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.
2. Đối tượng nào phải qua APS?
Đối với những người xin du học những ngành học thuần túy nghệ thuật và những người xin làm nghiên cứu sinh, APS được thực hiện theo thủ tục đơn giản chỉ gồm có việc thẩm tra giấy tờ mà không cần phỏng vấn.
Điều kiện để được nhập học ĐH tại Đức: đã học ít nhất một học kỳ tại một khóa ĐH chính quy của một trường ĐH được công nhận tại Việt Nam sẽ được nhận vào dự bị ĐH/thi đầu vào; đã học ít nhất bốn học kỳ tại một khóa ĐH chính quy của một trường ĐH được công nhận tại Việt Nam sẽ được nhận thẳng vào ĐH theo ngành học ở Việt Nam.
Thủ tục APS-Thông thường dành cho những sinh viên và những người đã tốt nghiệp ĐH tại Việt Nam muốn xin học tại một trường ĐH hoặc trường ĐH (FH) hoặc ở một trường dự bị ĐH của Đức.
Những sinh viên và những người đã tốt nghiệp ĐH tại Việt Nam muốn xin học tại một trường ĐH mỹ thuật hoặc một nhạc viện của Đức. Những quy định này chỉ dành cho những ngành học thuần túy nghệ thuật như hội họa, múa, dương cầm (không dành cho những ngành học design hoặc sư phạm).
Những người xin làm nghiên cứu sinh ở một trường ĐH Đức. Điều kiện để làm nghiên cứu sinh là phải có giấy đồng ý hướng dẫn của giáo sư ở một trường ĐH Đức. Những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công quỹ của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ quỹ của một Tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ GD-ĐT Việt Nam – MOET – và được chuyên gia Đức lựa chọn ở Việt Nam không cần thông qua APS.
3. Thủ tục APS cho du học Đức
Thủ tục APS gồm: thẩm tra hồ sơ, sau khi đủ điều kiện sẽ tiến hành bài thi kiểm tra năng lực TestAS hoặc phỏng vấn APS. Sau đó cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ APS. Chứng nhận này có hiệu lực vô thời hạn là và điều kiện để xét duyệt hồ sơ xin visa du học Đức.
Vòng 1: Thẩm tra hồ sơ
– Tải đơn từ trang web của Đại sứ quán và điền thông tin kèm ảnh chân dung. Đề nghị chứ viết rõ ràng, ghi đầy đủ học tên và phải viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
– 01 phòng bì trắng, không in bất cứ logo nào trên đó ghi rõ họ tên và địa chỉ, số điẹn thoại di động của người nhận giấy chứng nhận APS ở góc dưới bên phải phong bì.
-02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch chứng thực (tiếng Đức hoặc tiếng Anh) của những giấy tờ theo yêu cầu đối với chương trình bạn dự định học.
Vòng 2: Kiểm tra TestAS hoặc phỏng vấn APS
*Bài kiểm tra TestAS (đối với du học sinh hệ dự bị, hệ Đại học)
TestAS là một bài kiểm tra học thuật dành cho du học sinh Đức nhằm đánh giá khả năng học Đại học Đức của sinh viên nước ngoài, giúp so sánh năng lực của mình với du học sinh khác. Đây được xem là điều kiện các trường Đại học Đức dùng để ưu tiên xét tuyển. Bài thi gồm 3 phần: trình độ ngoại ngữ, kiến thức chung và kiến thức chuyên môn.
*Phỏng vấn APS (đối với du học sinh hệ Cao học)
Phỏng vấn APS có 2 phần, đầu tiên các bạn sẽ làm một bài tập liên quan đến chuyên ngành mình học trong khoảng 10 phút, sau đó sẽ là phần phỏng vấn kéo dài 15 phút. Bằng cách đó APS thẩm tra xem những kiến thức của sinh viên có ý định du học Đức cps tương xứng với bằng cấp đã trình hay không. Các cuộc phỏng vấn diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trễ nhất là trong tháng 8 hoặc tháng 2, bạn phải nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS (ngày nhận được chậm nhất theo đường bưu điện là ngày 31/8 hoặc ngày 28/2).
Ở vòng 2 này, bạn có thể chọn tiếng Đức hoặc tiếng Anh để đăng ký kiểm tra. bạn cần có trình độ giao tiếp khá và có kiến thức cũng như vốn từ cơ bản về chuyên ngành bạn chọn.
Vòng 3: Cấp chứng chỉ
Thời gian nhận kết quả thông thường sau 1 tuần, dôi khi kéo dài sau 1 tháng. Nếu bạn đủ trình độ và thông qua vòng 2, bạn sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này bạn có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức avf sau khi có giấy nhập học của một trường đại học. Nếu 10 chứng chỉ vẫn chưa đủ, bạn có thể liên hệ với APS xin cấp thêm.
Khi phỏng vấn cần có mặt đúng giờ hẹn phỏng vấn và mang theo hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân. Nếu vắng mặt sẽ được đánh giá là không đạt. Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh theo lựa chọn, bao gồm phần chuẩn bị bằng hình thức viết và phần vấn đáp. Được phép sử dụng từ điển, thước kẻ và bút. Không được phép sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác như từ điển điện tử…
Nếu không đạt, cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện lại sau đó 6 tháng (có thể xin phỏng vấn lại qua Fax hoặc Email). Mỗi người được phép xin phỏng vấn lại 2 lần.
4. Lệ phí
Đối với du học sinh hệ dự bị và hệ Đại học:
– Lệ phí thẩm gia giấy tờ: 150 Euro – Thanh toán qua ngân hàng Vietcombank
– Lệ phí thi TestAS: 80 Euro – Thanh toán Online bằng Mastẻ card/Visa
Đối với du học sinh hệ Cao học:
– Lệ phí thẩm gia giấy tờ: 250 Euro – Thanh toán qua ngân hàng Vietcombank
Bạn phải nộp lệ phí trước và nộp hóa đơn trả lệ phí kèm với hồ sơ. Khi đã nộp phí vào tài khoản của Đại sứ quán Đức, bạn sẽ không được hoàn tiền trong bất kì trường hợp nào. Sau khi thẩm tra thành công, du học sinh Đức sẽ nhận được 10 giấy chứng nhận. Nếu 10 giấy chứng nhận chưa đủ, bạn có thể nộp vào tài khoản của Đại sứ quán Đức 20 đô la Mỹ và gửi hóa đơn kèm 1 phong bì trắng khổ A4 ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận đến APS xin cấp thêm 10 chứng nhận nữa.
5. Nộp APS ở đâu?
Đại sứ quán Đức tại Hà Nội:
– Địa chỉ: 29 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
– Điện thoại: +84 24-3267 3361
Tổng lãnh sự quán tại Hồ Chí Minh:
– Địa chỉ: 33 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
– Điện thoại: 028 3828 8100
Lưu ý: nếu cần giải đáp qua điện thoại thì hãy liên hệ giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần.